Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

LÀM VIỆC TRONG CÁC TẬP ĐOÀN - COCA-COLA (4)

Cách thức Coca-Cola sa thải người lao động

Lại có một sóng chỉ trích mới vào coke, làm mình nhớ tới loạt bài đang viết dở

Năm 2000-2001, thông tin chính thức về việc tái cấu trúc trở nên rõ ràng. Khởi đầu là sự xuất hiện của một chuyên gia mà như anh em nhắc nhau là Mr Super "Soi" . Trước đó nghe báo chí nói về sa thải hàng loạt của các tập đoàn, bị ấn tượng xấu chúng tôi sẵn sàng mọi vũ khí, sẵn sàng xù lông lên. Chiến thì chiến. .. cậu chấp hết

Gần đây, Việt Nam mình cứ dùng từ "chuyển giá" theo cái nghĩa mà muốn gán cho nó là việc hút tiền của từ ta cho Tây. Thực sự thì năm đó, tôi có cơ hội trong cuộc, thấy hóa ra là Tây nó nghi ngờ ta "chuyển giá" của họ nhiều hơn. Có cái cũng đúng, nhưng có cái cũng là oan ức.

Ví dụ như thất thoát vỏ chai, mất mát tủ lạnh, mất mát thùng đá. Chuyện này thì rành rành là do người Việt mình làm chuyện sai. Có nhiều khách hàng, được nhân hai, nhân ba lên để xếp vào đấy các dụng cụ hỗ trợ. Trò ranh mãnh này Tây nó biết, nó rất ghét

Nhưng về chi phí phân phối thì thực sự oan. Chuyên gia, ông Micheal là một người có tầm cỡ quốc tế, đã chính mấy chục quốc gia, cho một câu hỏi. Tại sao chi phí vận tải trên 1 két nước cao gấp nhiều lần nước khác. Tôi dùng mọi khả năng chứng tỏ : ở Việt Nam là thế đó, xe tải hoạt động rất khó khăn, công an cấm đỗ, cấm giờ, thậm chí xe liên doanh chi phí cao hơn xe thường... nhiều lắm. Rồi một xe phải ba thằng. Ông lái chỉ ngồi thu lu rình công an. ông bán thu tiền, một ông phụ khuân hàng. đi mồng vòng, lại nhảy vèo cái lên xe vì bị cấm đỗ. mất 3 người thay vì 1 người, mấy mấy lần xăng vì luôn nổ máy

Rồi tủ lạnh mất nhiều do nhân viên lấy cắp hay không ? Trả lời, hầu hết là do khách hàng Việt Nam kí mượn rành rành mà khi đòi thì ít trả lắm ạ, không lẽ kiện ra tòa ?

Rồi tại sao lại thăm viếng khách hàng hàng ngày mà không phải là hàng tuần, hai tuần để tiết kiệm ? Lại giải thích, ấy cái tính dân ta nó thế, đến thì không mua, nằn nì thì lắc đầu. Mai gọi điện khẩn câp cho cô mấy chai. Chi phí tại Việt Nam theo Micheal cho biết, cao gấp 5 lần ở Thái Lan. Các manager khác cũng sẽ phải trả lời những câu hỏi tương tự theo phạm vi công tác của mình

Sau khi đã hiểu, chuyên gia cho một giải pháp vừa là cái phao, vừa có phần khá điên. Có vẻ như không phải đóng cửa nữa, vì thua lỗ là có thể hiểu được. Thay vào đó là một giải pháp tiết giảm. Ví dụ Xe oto tù khaongr 100 chiếc ở HN , chỉ cho 20 chiếc. Thanh lọc khách hàng , khoảng 30.000 khách, chỉ cần phục vụ 1/3 số đó. Đi đặt hàng, rồi mới giao hàng..... Lúc ấy, tôi và các đồng sự chửi thầm "thằng điên". Rồi sau này, tự nói với nhau "Mình điên" chứ không phải ông ấy.

Chuyện sa thải hàng loạt tưởng căng lắm nhưng lại quá bất ngờ

Giám đốc nhân sự Đông Dương sang, cùng công doàn và GĐ nhân sự Việt Nam, đi khắp các trung tâm họp và phổ biến tình hình cắt giảm khó tránh. Nêu nguyên tắc ưu tiên người có điều kiện nhường người có hoàn cảnh khó khắn Công bố chính sách đền bù. Công ty hứa sau này, hễ có dịp nhất định sẽ gọi tới những người hôm nay nghe thông báo buồn.Sau này, thực tế đúng như vậy, cú vài năm lại được gọi lại.

Nói về luật, có một kinh nghiệm đừng ai, dù chỉ trong suy nghĩ cho rằng người Mỹ lách luật như người Việt. Họ tuân thủ mọi điều khaonr trong luật Lao Động, những điều mà luật còn chưa rõ ràng, họ cụ thể hộ bằng chính sách đền bù vượt trên mọi mong đợi. Anh em sales tụi tôi đặt tên chương trình đó là "Chính sách khuyến mại nghỉ việc". Chính sách thức sự nhân văn. Hậu quả là số người tự nguyện, sãn sàng nghỉ việc vượt quá con số cần thiết. Và phòng nhân sự lại đến lượt đi vận động từng người, từng người ở lại.

Người làm lâu, đủ tiền mua nhà. Người mà vài năm, lĩnh hàng hai chục tháng lương. Tôi dùng tiền đó mua một chiếc Honda Future, một máy tính, một điện thoại di động, vẫn còn dư tiền. Sướng một cái, do có tấm bằng đỏ là làm việc tại Coca-Cola tôi còn lần đầu được biết mùi head-hunter săn việc cho, và có offer vào Unilever, may kịp kì khuyến mại. Có lẽ giám đốc nhân sự nhớ nhất người nằn nì bắt chị kí vào dơn xin nghỉ việc mặc dù không nằm trong tiêu chuẩn sa thải dòng chứ " nhận đơn vào 2h chiều ngày ....... là ngày kết thúc kì sa thải đó. Để chắc chắn được tiền đền bù mà

Số tiền lỗ trong những năm qua , nó có đừờng đi vào những việc như vậy đó. Vị trí công tác của tôi nhìn thấy được cụ thể. còn nhiều thứ khác, dù biết nhưng không trực tiếp nên xin không nêu ra ở đây

Nếu ai ít hiểu về Coca-cola , sẽ thấy một ác quỉ như báo chí dạo này hay đưa. Còn đã trải qua với họ, sẽ thấy rằng họ là một tập đoàn vô cùng chuyên nghiệp và đàng hoàng. Cần phải xem xét lại mình khi cho rằng ý thức luật pháp và kể cả đạo đức kinh doanh của họ có vấn đề .Khi còn trong môi trường ấy, không ít khi chúng tôi từng nghĩ xấu, nghĩ rất xấu y hệt mọi người bây giờ. Còn sau khi rời khỏi, đôi lúc thấy xáu hổ với chính mình vì từng nghĩ vậy.

Bài học về cư xử với người lao động, thiết nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta hiện nay cần phải học người ta, cho văn minh, cho đàng hoàng với nhân viên chứ không thể chỉ có ông chủ giàu nứt ra, còn người nhân viên chỉ một vài câu khi họp, thế là ra đường như gần đây tại SEABANK chẳng hạn.

http://www.facebook.com/Do.Anh.Tu.HN

Related Post

LÀM VIỆC TRONG CÁC TẬP ĐOÀN - COCA-COLA (4)
4/ 5
Oleh