Starbucks chuẩn bị mở tiếp cửa hàng thứ hai trong vài tuần tới.
Nhiều khả năng đây là những bước đầu trong chiến lược bành trướng chuỗi theo kiểu vết dầu loang mà Starbucks đã áp dụng tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Ít nhất 10 cửa hàng/năm
Tại Ấn Độ, Starbucks không đầu tư trực tiếp hay nhượng quyền, mà ký hợp đồng liên doanh trị giá gần 80 triệu USD, với tỉ lệ góp vốn 50-50, cùng Tata Global Beverages. Starbucks đã mở được 7 cửa hàng tại Mumbai vào cuối năm qua và dự kiến nâng lên 50 vào cuối năm 2013 cùng kế hoạch tiến thẳng tới New Delhi ngay trong quý I/2013.
Chiến lược bành trướng này từng được Starbucks áp dụng tại Trung Quốc cách đây 12 năm với tốc độ ban đầu là ít nhất 10 cửa hàng/năm, sau đó tăng lên 40-50 cửa hàng/năm. Hiện Starbucks đã có 570 cửa hàng tại 48 thành phố khắp Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo của đế chế này cho biết sẽ tiếp tục bành trướng gấp 3 lần và kỳ vọng sẽ đạt 1.500 cửa hàng vào năm 2015.
Tại Việt Nam, do quy mô thị trường nhỏ hơn, Starbucks đã chọn giải pháp nhượng quyền thông qua Coffee Concepts, doanh nghiệp thuộc Maxim (Hồng Kông) đã ký hợp đồng nhượng quyền gốc với Starbucks để đầu tư 100% vốn và điều hành chuỗi cà phê này tại Việt Nam.
Tọa lạc tại một trong những địa điểm đắc địa ở quận 1, TP.HCM, cửa hàng Starbucks đầu tiên rộng 370 m2 thu hút khách hàng khá tốt. Tại khu vực pha chế bên trong cửa hàng, cả 2 máy pha cà phê hầu như lúc nào cũng hoạt động. Nếu tính trung bình thời gian pha chế 1 ly mất khoảng 45 giây, trong 1 ngày với 16 giờ mở cửa, 2 máy này có thể phục vụ khoảng 2.048 khách. Lấy doanh thu trung bình khoảng 5 USD/khách, tổng doanh thu của cửa hàng sẽ là 10.240 USD/ngày. Với giả định mỗi máy chỉ hoạt động khoảng 80% công suất, nếu đạt công suất 100% thì doanh thu 1 ngày sẽ là 12.800 USD.
Với đà đó, có thể Coffee Concepts sẽ tiến tới điểm hòa vốn cho cửa hàng đầu tiên chỉ trong vài tháng.
Với triển vọng kinh doanh khá tích cực tại thị trường Việt Nam, một nguồn tin NCĐT có được, Coffee Concepts đang lên kế hoạch mở tiếp cửa hàng thứ hai với quy mô nhỏ hơn cũng ngay tại trung tâm TP.HCM (nhiều khả năng khách sạn Caravelle đã được chọn) vào cuối tháng 3. Cửa hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với Givral (mở tại trung tâm thương mại Vincom A), Highlands (sau Nhà hát Thành phố) và Trung Nguyên (ngã 3 Đông Du - Đồng Khởi).
“TP.HCM chỉ là chặng dừng chân đầu tiên và trong tương lai, chúng tôi hướng đến mục tiêu sẽ mở hàng trăm cửa hàng tại những đô thị lớn khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội”, ông John Culver, Chủ tịch Starbucks tại Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương nói tại buổi khai trương cửa hàng đầu tiên. Như vậy, việc mở cửa hàng thứ hai nhanh hơn dự kiến đang dần khẳng định chiến lược phát triển chuỗi từ 4-5 cửa hàng Starbucks tại Việt Nam ngay trong năm nay.
Đối thủ nên làm gì?
Starbucks nhắm tới tầng lớp trung lưu, những người trẻ tuổi và doanh nhân thành đạt. Theo tiêu chí này các đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Starbucks chỉ còn Highlands, Gloria Jean’s Coffee, The Coffee Bean và tất nhiên có cả Trung Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên đã tuyên bố sự hiện diện của chuỗi cà phê này tại Việt Nam là không có gì đáng lo ngại. Thậm chí, ông còn cho biết đang lên kế hoạch đánh tổng lực ngay tại thị trường Mỹ để đáp trả Starbucks. Trong khi các chuỗi cà phê khác như The Coffee Bean, Gloria Jean’s Coffee và Highlands đến nay đều chọn giải pháp im lặng.
Chưa biết trận đánh Starbucks trên đất Mỹ của ông Vũ - Trung Nguyên sẽ được triển khai như thế nào, nhưng hiện thị trường lại rộ lên một nguồn tin khác về việc Trung Nguyên có thể sẽ bán 15% cổ phần của mình trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại diện truyền thông của Công ty đã bác bỏ thông tin này.
Trong khi đó, việc Highlands bán lại 49% bộ phận kinh doanh ở Việt Nam cho Jollibee dù đang ăn nên làm ra cũng được đồn đoán là để chuẩn bị đối đầu với Starbucks. Jollibee với kinh nghiệm và sức mạnh tài chính của một đại gia đồ ăn nhanh hàng đầu châu Á, từng đánh bại thương hiệu KFC ngay tại sân nhà ở Philippines có thể đối đầu với Starbucks tại Việt Nam.
Bàn về chiến lược đối phó của các chuỗi cà phê trước tốc độ phát triển của Starbucks, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Viện Quản lý Việt Nam, gợi ý về giải pháp trước mắt là các chuỗi cà phê nên khảo sát và chiếm ngay các vị trí mà Starbucks đang nhắm đến như Caravelle, Continental, Thương xá Tax, Times Square.
Theo ông, nếu Starbucks thành công trong chiến lược phát triển ít nhất 5 cửa hàng/năm trong 2 năm đầu tiên thì tình thế sẽ khó khăn hơn cho các chuỗi còn lại. “Khi ấy, mặc dù đến sau, nhưng tân binh Starbucks có thể sẽ sử dụng ảnh hưởng thương hiệu của mình và quy mô mở rộng chuỗi để dần áp đặt luật chơi trên thị trường”, ông Anh nhận định.
Theo NCĐT
Nhiều khả năng đây là những bước đầu trong chiến lược bành trướng chuỗi theo kiểu vết dầu loang mà Starbucks đã áp dụng tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Ít nhất 10 cửa hàng/năm
Tại Ấn Độ, Starbucks không đầu tư trực tiếp hay nhượng quyền, mà ký hợp đồng liên doanh trị giá gần 80 triệu USD, với tỉ lệ góp vốn 50-50, cùng Tata Global Beverages. Starbucks đã mở được 7 cửa hàng tại Mumbai vào cuối năm qua và dự kiến nâng lên 50 vào cuối năm 2013 cùng kế hoạch tiến thẳng tới New Delhi ngay trong quý I/2013.
Chiến lược bành trướng này từng được Starbucks áp dụng tại Trung Quốc cách đây 12 năm với tốc độ ban đầu là ít nhất 10 cửa hàng/năm, sau đó tăng lên 40-50 cửa hàng/năm. Hiện Starbucks đã có 570 cửa hàng tại 48 thành phố khắp Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo của đế chế này cho biết sẽ tiếp tục bành trướng gấp 3 lần và kỳ vọng sẽ đạt 1.500 cửa hàng vào năm 2015.
Tại Việt Nam, do quy mô thị trường nhỏ hơn, Starbucks đã chọn giải pháp nhượng quyền thông qua Coffee Concepts, doanh nghiệp thuộc Maxim (Hồng Kông) đã ký hợp đồng nhượng quyền gốc với Starbucks để đầu tư 100% vốn và điều hành chuỗi cà phê này tại Việt Nam.
Tọa lạc tại một trong những địa điểm đắc địa ở quận 1, TP.HCM, cửa hàng Starbucks đầu tiên rộng 370 m2 thu hút khách hàng khá tốt. Tại khu vực pha chế bên trong cửa hàng, cả 2 máy pha cà phê hầu như lúc nào cũng hoạt động. Nếu tính trung bình thời gian pha chế 1 ly mất khoảng 45 giây, trong 1 ngày với 16 giờ mở cửa, 2 máy này có thể phục vụ khoảng 2.048 khách. Lấy doanh thu trung bình khoảng 5 USD/khách, tổng doanh thu của cửa hàng sẽ là 10.240 USD/ngày. Với giả định mỗi máy chỉ hoạt động khoảng 80% công suất, nếu đạt công suất 100% thì doanh thu 1 ngày sẽ là 12.800 USD.
Với đà đó, có thể Coffee Concepts sẽ tiến tới điểm hòa vốn cho cửa hàng đầu tiên chỉ trong vài tháng.
Với triển vọng kinh doanh khá tích cực tại thị trường Việt Nam, một nguồn tin NCĐT có được, Coffee Concepts đang lên kế hoạch mở tiếp cửa hàng thứ hai với quy mô nhỏ hơn cũng ngay tại trung tâm TP.HCM (nhiều khả năng khách sạn Caravelle đã được chọn) vào cuối tháng 3. Cửa hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với Givral (mở tại trung tâm thương mại Vincom A), Highlands (sau Nhà hát Thành phố) và Trung Nguyên (ngã 3 Đông Du - Đồng Khởi).
“TP.HCM chỉ là chặng dừng chân đầu tiên và trong tương lai, chúng tôi hướng đến mục tiêu sẽ mở hàng trăm cửa hàng tại những đô thị lớn khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội”, ông John Culver, Chủ tịch Starbucks tại Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương nói tại buổi khai trương cửa hàng đầu tiên. Như vậy, việc mở cửa hàng thứ hai nhanh hơn dự kiến đang dần khẳng định chiến lược phát triển chuỗi từ 4-5 cửa hàng Starbucks tại Việt Nam ngay trong năm nay.
Đối thủ nên làm gì?
Starbucks nhắm tới tầng lớp trung lưu, những người trẻ tuổi và doanh nhân thành đạt. Theo tiêu chí này các đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Starbucks chỉ còn Highlands, Gloria Jean’s Coffee, The Coffee Bean và tất nhiên có cả Trung Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên đã tuyên bố sự hiện diện của chuỗi cà phê này tại Việt Nam là không có gì đáng lo ngại. Thậm chí, ông còn cho biết đang lên kế hoạch đánh tổng lực ngay tại thị trường Mỹ để đáp trả Starbucks. Trong khi các chuỗi cà phê khác như The Coffee Bean, Gloria Jean’s Coffee và Highlands đến nay đều chọn giải pháp im lặng.
Chưa biết trận đánh Starbucks trên đất Mỹ của ông Vũ - Trung Nguyên sẽ được triển khai như thế nào, nhưng hiện thị trường lại rộ lên một nguồn tin khác về việc Trung Nguyên có thể sẽ bán 15% cổ phần của mình trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại diện truyền thông của Công ty đã bác bỏ thông tin này.
Trong khi đó, việc Highlands bán lại 49% bộ phận kinh doanh ở Việt Nam cho Jollibee dù đang ăn nên làm ra cũng được đồn đoán là để chuẩn bị đối đầu với Starbucks. Jollibee với kinh nghiệm và sức mạnh tài chính của một đại gia đồ ăn nhanh hàng đầu châu Á, từng đánh bại thương hiệu KFC ngay tại sân nhà ở Philippines có thể đối đầu với Starbucks tại Việt Nam.
Bàn về chiến lược đối phó của các chuỗi cà phê trước tốc độ phát triển của Starbucks, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Viện Quản lý Việt Nam, gợi ý về giải pháp trước mắt là các chuỗi cà phê nên khảo sát và chiếm ngay các vị trí mà Starbucks đang nhắm đến như Caravelle, Continental, Thương xá Tax, Times Square.
Theo ông, nếu Starbucks thành công trong chiến lược phát triển ít nhất 5 cửa hàng/năm trong 2 năm đầu tiên thì tình thế sẽ khó khăn hơn cho các chuỗi còn lại. “Khi ấy, mặc dù đến sau, nhưng tân binh Starbucks có thể sẽ sử dụng ảnh hưởng thương hiệu của mình và quy mô mở rộng chuỗi để dần áp đặt luật chơi trên thị trường”, ông Anh nhận định.
Theo NCĐT
KHI STARBUCKS TĂNG TỐC
4/
5
Oleh
Daviddo