Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

KINH DOANH VÀ LÒNG YÊU NƯỚC ?

Lòng yêu nước, không ai nên dùng lòng yêu nước để kinh doanh. Nếu cố làm thì sẽ mua lấy thất bại. Yêu nước cần trong sáng, cần nhiệt huyết và bản thân anh Đặng Lê Nguyên Vũ cũng như những khách hàng của mình cần minh bạch, vơi tình yêu đất nước, chúng ta cần cống hiến, vô tư và đừng nhắc đến. Hãy để những người khách quan nhận định về tình yêu nước của chúng ta thay vì chính ta hô hào thật lớn rằng tôi yêu nước. Và sẽ lố bịch nếu một nhân viên tiếp thị đứng giữa một hội chợ và hô to, hãy đến mua hàng của tôi nếu quí vị là người yêu nước.
 Nếu ai cố tình làm vậy, những người khách sẽ đến và hỏi, cái thứ mà anh đang bán có tử tế hay không, tôi cần mua hàng tốt của anh chứ tôi không mua lòng yêu nước

Đã lâu nay, anh Đặng Lê Nguyên Vũ được giới trẻ ngưỡng mộ về câu chuyện thành công kinh doanh của mình. Có nhiều người Việt cũng thành công tương tự nhưng ĐLNV khác họ ở chỗ luôn tuyên bố sẵn sàng sẻ chia hướng dẫn cho thê hệ tiếp nối. 

Câu chuyện thành công của Trung Nguyên có nhiều tác động tích cực đến động lực tinh thần cho những sinh viên vốn được đào tạo một cách nghèo nàn trong các trường đại học, nay họ tìm thấy một điều gì đó khá thực tế và có lực hút mạnh để làm theo. Muốn hay không, anh Đặng Lê Nguyễn Vũ nói và làm điều gì sẽ tác động không nhỏ đến nhận thức của những người ham học hỏi.

Đáng tiếc, anh Đặng Lê Nguyên Vũ đang nêu một tấm gương không đẹp trong văn hóa kinh doanh. Nói xấu đối thủ một cách trực tiếp là một hành vi không được làm cả trên khía cạnh đạo đức kinh doanh cũng như pháp luật cạnh tranh. Anh rất say mê làm vậy, chỉ vì một cái lợi nhỏ của việc tạo ra đê tài thú vị cho giói báo chí khai thác, tên anh và Trung Nguyên sẽ được quảng bá miễn phí. Thật hiệu quả. Mục tiêu vươn ra thế giới của Trung Nguyên thật đáng ngưỡng mộ, đáng ủng hộ. Nhưng cách làm và cách tuyên bố thì thật đáng chê trách. Nếu nói xấu trực tiếp tại Mỹ, hãy chú ý rằng sẽ bị cấm bán.

Gần đây có những nhà tư bản Việt, hay nhắc đến lòng yêu nước, Đăng Lê Nguyên Vũ thì rõ ràng hơn, nói thẳng yêu nước thì đến với Trung Nguyên. Mua hàng và yêu nước là hai hành vi khác nhau trong mỗi con người. Là khách hàng, phải thuyết phục họ bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín của thương hiệu. Thay vì chê các đối thủ không bán cafe. Trung Nguyên chỉ đơn giản cam kết cafe của mình là cafe thực sự chất lượng, chỉ làm từ cafe như Vinacafe mới đấy đàng hoàng cam kết. Tôi tin Trung Nguyên chỉ dám in chung chung là cafe "Thứ Thiệt" mà thôi , và lái câu chuyện sang một hướng khác nếu được hỏi,nhà báo nào hãy thử xem. Về hàng hóa, thay vì đưa những cái mông lung lớn lao, hãy đơn giản cung cấp một ly cafe thực ngon, nguyên chất, giá hợp lý với túi tiền người Việt. 

Điều này Trung Nguyên đã là được hay chưa ? Chưa đâu, chỉ trên quảng cáo thì có vẻ như vậy.

Do Anh Tu


http://www.facebook.com/Do.Anh.Tu.HN/posts/569300409765396?comment_id=114217081&notif_t=share_reply


Kết luận:
"Mọi truyền thông PR theo hướng có lợi cho dịch vụ của bản thân (ko phải dịch vụ công ích xã hội) và lồng ghép lòng yêu nước vào thì là ko nên" Trích lời: Nguyễn Sĩ Bảo

Related Post

KINH DOANH VÀ LÒNG YÊU NƯỚC ?
4/ 5
Oleh